GMAT là kỳ thi chuẩn hóa được hầu hết các trường quản trị kinh doanh và tài chính sử dụng trong quá trình xét tuyển MBA hoặc cao học tài chính. Mặc dù hội đồng xét tuyển sẽ đánh giá tất cả các thành phần trong bộ hồ sơ, điểm GMAT gần như là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công. Đối với nhiều chương trình MBA, điểm GMAT còn đóng vai trò sơ tuyển, có nghĩa là một bộ hồ sơ chỉ được xem xét nếu điểm GMAT vượt qua một ngưỡng nhất định gọi là "cut-off score".
Sau đây là 6 lời khuyên giúp các bạn chuẩn bị và thi GMAT.
1. Hãy chuẩn bị sớm.
Phần Quantitative Reasoning của GMAT bao gồm các chủ đề toán cơ bản gồm Số học, Đại số, Hình học, và thống kê. Đây là những phần toán trong chương trình cấp 2 và 3. Các bạn nên thi GMAT sớm khi vẫn còn nhớ và quen thuộc với kiến thức toán cơ bản. Hơn nữa GMAT có giá trị 5 năm nên hãy chuẩn bị và thi càng sớm càng tốt sau khi bạn tốt nghiệp đại học.
2. Làm quen với các môn học Economics, Finance, và Statistics.
Mặc dù không đi sâu vào kiến thức chuyên ngành, có khá nhiều bài đọc (Passage-based Reading Comprehension) có liên quan đến kinh tế và tài chính. Các bạn sẽ đọc nhanh hơn và trả lời chính xác hơn nếu đã có những hiểu biết và cảm thấy quen thuộc với những chủ đề đó.
3. Quantitative Reasoning của GMAT khó hơn là bạn nghĩ.
Có khá nhiều học viên GMAT của Campus® bắt đầu chương trình với suy nghĩ "phần toán chỉ cần học thuộc công thức và áp dụng là được". Đúng là GMAT chỉ kiểm tra những khái niệm toán cơ bản, thế nhưng việc nắm chắc những khái niệm đó và vận dụng vào bài toán cụ thể là một vấn đề với rất nhiều bạn rồi.
Đặc biệt phần "Data Sufficiency" rất là khác với những bài toán mà các bạn đã quen thuộc. Các câu hỏi "Data Sufficiency" có hình thức và yêu cầu không giống với bất cứ với bài toán nào bạn gặp trong chương trình phổ thông. Đối với nhiều học viên bắt đầu luyện thi GMAT thì các câu hỏi "Data Sufficiency" là kẻ thù đầu tiên họ có. Những câu hỏi này rất khác lạ về hình thức và rất dễ cho học viên bị mắc bẫy. Để vượt qua những chúng cần sự kiên trì và thực hành thường xuyên.
4. Phần Verbal có thể là nguyên chính làm bạn tụt điểm.
Yêu cầu về toán học là trọng tâm của nhiều môn học trong chương trình MBA, thế nhưng kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh.
Hơn nữa nếu bạn muốn đạt điểm GMAT cao, bạn cần có khả năng tiếng Anh tốt. Do điểm phần Quantitative và Verbal được kết hợp lại để tạo nên điểm GMAT tổng (GMAT Total Score), điểm Verbal thấp sẽ kéo tụt điểm Total Score xuống cho dù bạn có làm tốt phần Quantitative hay không.
5. Làm quen với bài thi GMAT trên máy tính.
Tương tự GRE, GMAT là bài thi thuộc dạng "computer adaptive test", có nghĩa là máy tính sẽ chọn câu hỏi tiếp theo phụ thuộc vào câu trả lời của bạn trước đó. Nếu bạn làm tốt những câu hỏi trước thì các câu hỏi tiếp theo sẽ dần trở nên khó hơn. Thêm nữa, trên màn hình máy tính có một cái đồng hồ đếm ngược để nhắc bạn còn bao nhiêu thời gian nữa thì phần thi kết thúc. Tất cả những điều này làm cho bài thi GMAT trên máy tính trở nên đáng sợ, đặc biệt với những bạn thi lần đầu tiên.
Cách tốt nhất để giúp bạn tránh những kinh nghiệm này là hãy tham gia những bài thi thực hành GMAT được tổ chức giống như thi thật. Như là một phần quan trọng của các khóa luyện thi GMAT tại Campus, chúng tôi thường xuyên tổ chức các bài thi GMAT trên máy tính theo mô hình kỳ thi GMAT thật. Các bạn sẽ có cơ hội làm bài thi GMAT đầy đủ các phần theo tiêu chuẩn trên máy tính. Các bạn sẽ làm quen với bút dạ và giấy nháp giống như của phòng thi GMAT thật. Rất nhiều học viên GMAT của Campus đã nhận xét những kỳ thi thực hành GMAT này là một trải nghiệm tuyệt vời của chương trình luyện thi Campus GMAT Prep, một kinh nghiệm quý báu giúp các bạn không còn hồi hộp và hoàn toàn tự tin khi đến phòng thi GMAT.
6. 10 câu hỏi đầu tiên là đặc biệt quan trọng.
Do GMAT là một bài thi dạng "computer adaptive test", mức tăng điểm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào kết quả của 10 câu hỏi đầu tiên của mỗi phần thi GMAT. Điều rất quan trọng là bạn nên dành thời gian để làm tốt những câu hỏi đầu tiên vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến điểm số của bạn.
Tuy nhiên bạn cũng nên phân bố thời gian một cách hợp lý cho những câu hỏi tiếp theo. Để có một chiến lược làm bài thi GMAT hợp lý thì các bạn cần làm nhiều bài thi thực GMAT và rút ra kinh nghiệm. Các khóa luyện thi GMAT tại Campus không những giúp bạn ôn luyện lại kiến thức cơ bản mà còn giúp các bạn có được chiến lược phân bố thời gian và trả lời các câu hỏi GMAT một cách hiệu quả nhất. Những điều này đã thực sự tạo nên thế mạnh của chương trình luyện thi Campus GMAT Prep.